Lao động phổ thông Việt Nam và những khó khăn đang đối mặt

Trong bối cảnh sự hấp dẫn làm giàu tại những nhà máy sản xuất suy giảm, những người lao động như anh Cường lặp đi lặp lại mô hình phổ biến khắp Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ,

Khi tình hình công việc khó khăn tại các thành phố, từ các tỉnh trở lại quê quán để làm việc tự do. Điều này gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Cường rời vùng quê Bắc Giang của mình cách đây 4 năm để làm việc trong một nhà máy xe đạp tại Hà Nội, với hy vọng rằng những chính sách thúc đẩy sản xuất của chính phủ trong chiến lược tăng trưởng kinh tế sẽ đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, anh Cường giờ đây khá thất vọng cho những gì mình đạt được.

Do chỉ có trình độ cấp 3 nên anh Cường phải lao động với thời gian làm việc dài hơn cũng như công việc vất vả hơn. Sau khi công ty của anh cắt giảm tiền lương với lý do giảm doanh thu, anh Cường đã quyết định trở về quê để tham gia đội ngũ lao động tự do, hiện đang ngày càng phát triển tại đất nước này.

Anh Cường cho biết, làm việc trong nhà máy là điều không hề dễ dàng cho những người không được đào tạo, làm công nhân xây dựng tự do – bán thời gian- sẽ dễ dàng hơn cho những người như anh Cường, và họ cũng không ngại nhận mức lương thấp miễn là được làm ở quê nhà.

Một thập kỷ trước đây, Việt Nam được so sánh như một Trung Quốc thu nhỏ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhờ giá nhân công rẻ. Nhưng hiện nay quốc gia này đang phải vật lộn để giữ cho tăng trưởng kinh tế trong khi những quốc gia khác trong khu vực như Malaysia hay Philippin đều đang tăng trưởng nhanh. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nhận định hồi đầu năm 2014 rằng Việt Nam đang có dấu hiệu rơi vào một nền kinh tế có năng suất thấp, giá trị lao động thấp khi những người công nhân rời bỏ các hợp đồng công việc trong các nhà máy và trong ngành dịch vụ.

Những người công nhân như anh Cường thuộc tầng lớp lao động rời bỏ làng quê lên thành phố, không được đào tạo nhiều nhưng mong muốn làm việc tại các nhà máy với mức lương cao nhằm hỗ trợ cho gia đình. Tuy nhiên, tầng lớp lao động như vậy đang dần biến mất khỏi những báo cáo thống kê chính thức do họ chuyển sang những công việc có giá trị lao động và mức lương thấp hơn. Trong khi anh Cường quyết định về quê thì những người lao động cùng cảnh ngộ khác vẫn trụ lại thành phố để làm người bán hàng rong hay lao động tự do.

Chuyên gia kinh tế Phú Huỳnh của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết những công việc tự do sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cản trở tăng trưởng về năng suất và khả năng cạnh tranh. Theo ông thì vấn đề ở đây không chỉ là việc giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động mà còn là liệu những kỹ năng được đào tạo có phù hợp với công việc hay không.

Những công việc không an toàn

Theo Thứ trưởng Bộ Lao Động Thương binh và Xã Hội Doãn Mậu Diệp, khoảng 2/3 lao động tại Việt Nam đang làm các nghề tự do với “công việc không an toàn và năng suất thấp”. Theo cuộc khảo sát năm 2012 của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế (CIEM), những người lao động tự do kiếm được trung bình khoảng 3,5 triệu VND/tháng. Con số này là thấp so với mức lương 5 triệu VND/tháng cùng với các khoản phụ trợ và bảo hiểm y tế trong các công ty sản xuất.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang tăng lên trong những năm gần đây khi các nhà sản xuất bao gồm Samsung Electronics Co, LG Electronics Inc và Nokia Oyj xây dựng nhà máy tại nước này. Tuy nhiên, lao động ở Việt nam không đáp ứng được tiêu chuẩn khi những công ty như Intel Corp hay Siemens AG và nhiều công ty nước ngoài khác đang phải tài trợ cho các chương trình đào tạo hoặc cấp học bổng cho nhân viên để đào tạo kỹ thuật tại nước ngoài.

Năm 2012, chính phủ Việt Nam giới thiệu một chương trình đào tạo nghề cho lao động tại khu vực nông thôn, nhưng cho đến hiện nay chỉ thu hút được 25% số người trong độ tuổi lao động, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 70% vào năm 2015. Các quan chức chính phủ cho biết họ sẽ thực hiện các cải cách nhằm thu hút số người tham gia nhiều hơn nữa.

Giảng viên có mức lương thấp

Theo CIEM, những công việc tự do trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng 21% trong năm 2012 so với năm 2010. Cũng theo tổ chức trên thì chỉ có 1/3 trong số các sinh viên tốt nghiệp trường đào tạo nghề là có kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động.

Theo Chủ tịch Gaurav Gupta của Phòng Thương mại Mỹ (ACC) tại Việt Nam nhận định rằng năng suất lao động thấp cùng với sự phát triển chậm của lực lượng lao động có tay nghề cao có thể sẽ đe dọa đến tăng trưởng của Việt Nam. Theo ông, các chương trình giảng dạy đã lỗi thời, giáo viên được trả lương thấp và sinh viên tốt nghiệp thiếu những kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty nước ngoài.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ mức dự báo phát triển của Việt Nam năm nay xuống 5,5%, thấp hơn mức dự báo của chính phủ là 5,8%. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đây đã là năm thứ 7 tốc độ tăng trưởng ở mức dưới 7%.

Những thử thách to lớn

Theo Viện trưởng Trần Đình Viện của Viện Kinh tế Việt Nam (VIE) tại Hà Nội, đây sẽ là một thử thách to lớn đối với tăng trưởng kinh tế nếu tình trạng chuyển đổi lực lượng lao động vẫn tiếp tục, bởi như vậy Việt Nam sẽ có nhiều hơn lực lượng lao động với tay nghề và năng suất thấp. Theo ông thì điều này thật đáng lo ngại.

Theo ILO, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, và 1/15 so với Singapore. Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới (WB), những quốc gia bao gồm Malaysia và Philippin, với ngành dịch vụ phát triển ở cả hệ thống bán lẻ và các trung tâm điều phối, sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam trong năm nay, vào khoảng 5,7% và 6,4%.

Theo Phó chủ tịch Nguyễn Văn của Hiệp hội các Doanh nghiệp Phụ trợ (AAF) tại Hà Nội, hầu hết các công ty thành viên của AAF phải đối mặt với khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân các nhân viên có tay nghề cao. Các công ty thành viên này đào tạo công nhân và cung cấp nơi ăn ở cho họ, nhưng nhiều công nhân vẫn không chịu được áp lực công việc và muốn được quay về với nghề lao động tự do. AAF là hiệp hội đại diện nhà cung cấp cho nhiều công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Cần có cải cách đáng kể

Theo Trưởng Đại diện Pratibha Mehta của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UN) tại Việt Nam, việc tăng trưởng chậm trong năng suất lao động và sự chuyển dịch lực lượng lao động đang đặt ra những thách thức cho nền kinh tế. Trong một cuộc hộp với các nhà lập pháp hồi tháng 9/2014, bà Mehta nhận định việc cải cách mạnh mẽ cơ chế là điều cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia này.

Theo Quản lý Oliver Tonby của McKinsey & Co tại Đông Nam Á, mức lương trung bình của công nhân Việt Nam là 7 USD/ngày, trong khi đó ở Indonesia là 8 USD/ngày và Philippin là 12,5 USD/ngày. Theo ông Tonby, ưu thế về lực lượn lao động rẻ là không đủ sức cạnh tranh cho Việt Nam khi năng suất trong lĩnh vực sản xuất của nước này thấp hơn cả Trung Quốc.

Ông Tonby nhận định rằng Việt Nam sẽ phải nâng cao năng suất của mình nếu muốn tăng thị phần của mình trên thị trường quốc tế, ông cũng cho biết các công ty đa quốc gia đang đầu tư vào nước này có thể giúp đỡ trong quá trình cải cách đẻ tạo nên một nền kinh tế có giá trị sản xuất cao hơn và tinh vi hơn.

Chặng đường cải cách còn dài

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hệ thống giáo dục của nước này cần phải có sự “cải cách toàn diện” để đáp ứng các mục tiêu công nghiệp hóa của nó. Quốc hội tuần trước đã thông qua kế hoạch cải tổ chương trình giảng dạy tại các trường học, chính phủ ước tính kế hoạch này sẽ tốn khoảng 36 triệu USD, sau khi đề nghị ban đầu là 1,6 tỷ USD bị chỉ trích là quá tốn kém và thiếu định hướng.

Chuyên gia kinh tế trưởng Alan Pham của Vina Capital Group cho rằng những nỗ lực của chính phủ trong việc cải cách hệ thống giáo dục đào tạo không nên sáo rỗng lý thuyết mà cần gắn chặt với nhu cầu nhân lực thực sự của doanh nghiệp.

Theo báo cáo chính phủ thì thị trường lao động Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Nước này đang có lực lượng lao động trẻ nhất Châu Á và tỷ lệ thất nghiệp trong quý 3 là 1,8%, mức thấp nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp này chưa tính đến những người kinh doanh nhỏ tự làm chủ hay những lao động tự do trong nền kinh tế.

Chị Lê Thị Luyến, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc, đã bắt đầu công việc bán bánh mỳ dạo trên phố sau khi bị một nhà máy may mặc tại Hà Nội sa thải vào đầu năm nay.

Nhà máy đóng cửa

Theo chị Luyến, làm việc trong nhà máy không tốt như mong đợi của chị với thời gian làm việc dài và các quy tắc nghiêm ngặt. Chị cho biết sẽ thử làm nghề bán bánh mỳ tại Hà Nội thêm một thời gian nữa trước khi quyết định về quê làm nông hoặc làm các công việc lặt vặt khác.

Ngày càng có ít các công việc ổn định cho chị Luyến nếu chị quyết định ở lại Hà Nội. Theo số liệu trên Cổng Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động đã tăng 16% trong nửa đầu năm nay so với mức tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong bối cảnh sự hấp dẫn làm giàu tại những nhà máy sản xuất suy giảm, những người lao động như anh Cường lặp đi lặp lại mô hình phổ biến khắp Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ, đó là trở lại quê hương làm nghề nông khi tình hình công việc ở thành phố trở nên khó khăn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *